Thẩm định, đánh giá lớp học kỹ năng đánh Chiêng dân tộc Ba Na
Ngày 24/12, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện tổ chức hướng dẫn, thẩm định, đánh giá lớp học kỹ năng đánh Chiêng dân tộc Ba Na tại Buôn Ba Na, xã Ia Jlơi. Tham dự buổi thẩm định có Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Vũ Lân, Nghệ nhân ưu tú Y Phôn K’ Sơr, Đại diện Phòng VHTT huyện, lãnh đạo Đảng uỷ, Chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã Ia Jlơi và 25 học viên tham gia lớp truyền dạy đánh Chiêng tại Buôn Ba Na
2 nghệ nhân ưu tú cùng đại diện Phòng VHTT huyện và chính quyền địa phương tham gia thẩm định, đánh giá lớp học
Sau khi nghe các học viên diễn tấu 3 bài chiêng: vui vẻ, Anh Bi Ang và Ru con; Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Vũ Lân và Nghệ nhân ưu tú Y Phôn K’Sơr đánh gia cao sự cố gắng học tập của các học viên, mới chỉ sau 25 buổi học, các học viên đã cơ bản nắm được những kiến thức cơ bản về Chiêng.
Các học viên diễn tấu bài chiêng ru con
Sau khi thẩm định, đánh giá kỷ năng đánh Chiêng, 2 nghệ nhân ưu tú đã trực tiếp chỉ dạy thêm cho các học viên kỹ năng chọn bài nhạc phù hợp với từng loại chiêng, cách cảm cảm thụ âm tiết tấu, cách cầm chiêng, đánh chiêng tạo độ âm vang linh hoạt, cách phân nhịp hòa hợp với động tác di chuyển, cách ứng dụng các bài chiêng theo trình tự vào các dịp lễ, hội quan trọng của địa phương, đưa cồng chiêng Ba Na vào đời sống sinh hoạt cộng đồng.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Vũ Lân hướng dẫn học viên các động tác đánh Chiêng nâng cao
Việc tổ chức lớp truyền dạy đánh Cồng, chiêng nhằm động viên, khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn bản sắc văn hoá phi vật thể; phát huy vai trò chủ thể của đồng bào trong việc nhân rộng mô hình văn hoá truyền thống. Đồng thời, nâng cao ý thức, niềm tự hào về các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, khơi dậy niềm đam mê diễn tấu Cồng chiêng cho thế hệ trẻ; qua đó góp phần bảo vệ, gìn giữ, bảo tồn, phát huy và lan toả các giá trị không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn huyện.