Thứ sáu, ngày 21 tháng 03 năm 2025
Thống kê hồ sơ
Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Cập nhật lúc: 14/02/2025

Tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp

Qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tình hình dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có diễn biến phức tạp trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong thời gian qua. Đặc biệt, tính đến ngày 10/02/2025, trên địa bàn huyện Ea Súp đã ghi nhận 12 trường hợp dương tính với bệnh sởi. Đồng thời, số trường hợp cúm và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp vẫn tiếp tục gia tăng. Hiện nay, thời tiết mùa đông xuân thay đổi bất thường, khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây lan, nhất là các bệnh lây truyễn qua đường hô hấp.

Tại khoa Nội – Nhi – Nhiễm của Trung tâm Y tế huyện trong tuần vừa qua tiếp nhận 12 trường hợp trẻ em mắc bệnh sởi. Do trẻ em có sức đề kháng kém nên rất dễ mắc bệnh cúm, sởi. Điều này cho thấy thời tiết như hiện tại thì bệnh cúm, sởi có khả năng lây lan và bùng phát rất cao. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dân cũng như phòng chống bệnh cúm chúng ta cần biết:

Thăm khám cho bệnh nhân nhiBác sỹ Y Đơn Niê-Khoa Nội-Nhi-Nhiễm, Trung tâm y tế huyện huyện thăm khám cho bệnh nhi

Bệnh cúm là gì?

Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao từ người sang người. Bệnh cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ... thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Cơ chế lây bệnh?

Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc với vi rút từ người bệnh thông qua dịch hắt hơi, sổ mũi trong thời gian từ 1 đến 7 ngày sau khi khởi phát bệnh.

Dấu hiệu của bệnh cúm là gì?

– Sốt (trên 38 độ) ;

– Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi ;

– Hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi ;

– Ho (ho khan hoặc ho có đờm), đau họng ;

– Một số người có biểu hiện nôn, buồn nôn…

– Trường hợp nặng: bệnh có thể diễn biến gây viêm phổi, suy hô hấp …và có thể dẫn đến tử vong.

Vì vậy Trung tâm Y tế huyện Ea Súp khuyến cáo người dân:

1. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

2. Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu… Hạn chế đến những chỗ đông người.

3. Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.

4. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày.

5. Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, giữ ấm nhà cửa.

6. Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm cần thông báo ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, khám và xử trí kịp thời.

Hiện nay đã có một số loại vắc xin phòng bệnh cúm. Tiêm phòng vắc xin cúm là biện pháp chủ yếu đề phòng bệnh cúm. Các vắc xin cúm là an toàn và có hiệu quả phòng các thể nhẹ và nặng của cúm. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin cúm phụ thuộc vào tuổi tiêm và đáp ứng miễn dịch của người được tiêm vắc xin, mức độ giống nhau giữa thành phần vi rút của vắc xin và các vi rút hiện đang lưu hành. Vắc xin phòng bệnh cúm được phép chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, sử dụng được cho cả thai phụ. Người dân, phu huynh có thể đưa trẻ đến các cơ sở Y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm vắc xin phòng bệnh cúm.

Trịnh Văn Thế-Trung tâm y tế huyện
In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang