Chủ nhật, ngày 13 tháng 07 năm 2025
Thống kê hồ sơ
Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Cập nhật lúc: 09/03/2023

CƠ CẤU, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG

1. Cơ cấu tổ chức

-Từ năm 1977 – 1978: do Đ/c Thảo: Thư ký công đoàn lâm thời

-Đại hội I, nhiệm kỳ 1979 – 1981: Ban chấp hành 11 đ/c, Ban thường vụ 5 đ/c; đ/c Nguyễn Ngọc Đỉnh làm Thư ký, Đ/c Nguyễn Thị Nga làm phó thư ký

-Đại hội II, nhiệm kỷ 1981 – 1983: Ban chấp hành 9 đ/c, Ban thường vụ 3 đ/c; Đ/c Nguyễn Ngọc Đỉnh làm Thư ký, Đ/c Nguyễn Thị Nga làm phó thư ký

-Đại hội III, nhiệm kỷ 1983 – 1985: Ban chấp hành 9 đ/c, Ban thường vụ 3 đ/c; Đ/c Nguyễn Thị Nga làm Chủ tịch, đ/c Trần Huy Cận làm Phó chủ tịch.

-Đại hội IV, nhiệm kỷ 1985 – 1987: Ban chấp hành 9 đ/c, Ban thường vụ 3 đ/c; Đ/c Đỗ Mạnh Lân làm chủ tịch

Từ 1987 – 1993: Đ/c Phạm Tiến Chỉnh làm chủ tịch, Đ/c Nguyễn Thị Sâm làm phó chủ tịch

Từ 1993 – 1995: Do Đ/c Lê Hoàng Linh làm cán bộ chuyên trách

-Đại hội V: nhiệm kỷ 1995 – 2000: Ban chấp hành 15 đ/c, Ban thường vụ 5 đ/c; Đ/c Ngô Thị Hồng Nhạn làm chủ tịch, đ/c Bun Xây làm Phó chủ tịch

-Đại hội VI: nhiệm kỷ 2000 - 2005: Ban chấp hành 15 đ/c, Ban thường vụ 5 đ/c; Đ/c Ngô Thị Hồng Nhạn làm chủ tịch, đ/c Bun Thó làm Phó chủ tịch

-Đại hội VII: nhiệm kỷ 2005 - 2011: Ban chấp hành 15 đ/c, Ban thường vụ 5 đ/c; Đ/c Ngô Thị Hồng Nhạn làm chủ tịch, đ/c Y Zơi làm Phó chủ tịch

Tháng 10/2010 đ/c Lê Văn Thương được điều động sang làm Phó chủ tịch, tháng 3/2011 đ/c Ngô Thị Hồng Nhạn nghỉ hưu, đ/c Lê Văn Thương làm Chủ tịch và đ/c Y Zơi giữ nguyên Phó chủ tịch

-Đại hội VIII (tháng 5/2011): nhiệm kỳ 2011 - 2016: Ban chấp hành 17 đ/c, Ban thường vụ 5 đ/c; Đ/c Lê Văn Thương làm chủ tịch đ/c Y Zơi làm Phó chủ tịch

Tháng 2/2016, đ/c Lê Văn Thương nghỉ hưu, đ/c Phạm Đức Hạnh làm Chủ tịch

Tháng 4/.2016, đ/c Đặng Thị Thanh Nhung được điều động về làm Phó Chủ tịch, đ/c Y Zơi chuyển công tác.

*Hiện nay, Liên đoàn lao động huyện có 4 đ/c:

+Đ/c Phạm Đức Hạnh – HUV, Chủ tịch

+Đ/c Đặng Thị Thanh Nhung – Phó chủ tịch

2. Chức năng, nhiệm vụ: 

Được quy định tại Điều 10 Hiến pháp 2013 của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

-Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quyền và trách nhiệm của Công đoàn được quy định tại chương II, Luật Công đoàn năm 2012, đó là:

-Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động

-Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội

-Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật

-Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị

-Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

-Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động

-Phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở

-Quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang